Những món ăn ngon, ấm nóng từ
chân giò rất thích hợp chế nấu cho cả nhà vào cuối tuần.
Chân giò hầm hạt senMón chân giò hầm hạt sen này vừa ngon vừa bổ, nguyên liệu lại dễ tìm. Bạn đừng bỏ qua trong thực đơn nhé!
Nguyên liệu- 1 cái chân giò nguyên xương (dùng chân trước sẽ ngon hơn)
- Hạt sen
- Cà rốt, hành tây
- Nấm hương
- Hành, mùi tàu
Cách làm:Chân giò cạo thật sạch lông rồi ướp với hạt nêm, gia vị, hành khô băm nhỏ rồi cất vào tủ lạnh khoảng 2 giờ cho ngấm.
Hạt sen, nấm hương ngâm nở. Ninh nhỏ lửa để hạt sen chín bở mà vẫn ko bị nát, để riêng.
Đổ nước sâm sấp mặt thịt rồi ninh trong nồi áp suất sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp. Dùng đũa xăm thử xem thịt đã nhừ chưa, nếu thịt chưa nhừ thì lại đun tiếp đến khi thịt nhừ nục, có thể xiên đũa qua dễ dàng thì trút hạt sen, nấm hương vào đun cùng, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Hành tây bổ múi cau, cà rốt tỉa hoa xắt mỏng, hành mùi tàu thái nhỏ đợi chuẩn bị bắc thịt xuống thì trút vào nồi.
Món này giàu năng lượng, hợp với mùa đông và ăn cùng cơm hoặc bánh mì các mẹ nhé. Từng thớ thịt chín nục, mềm thơm, róc xương. Ăn cả bì lẫn mỡ đều không hề có cảm giác béo ngấy mà trái lại còn rất lôi cuốn hấp dẫn từ người già đến trẻ nhỏ.
Chân giò bóBạn đã bao giờ thử làm chân giò bó ăn chưa, ngon vô cùng nhé!
Nguyên liệu:- Chân giò: 1 cái khoảng 800 g đã được rút xương
- Nấm hương: 15 cái
- Hạt tiêu, hành khô, bột nêm, mì chính, nước mắm
- Lá chuối
Cách làm:- Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, cắt bỏ chân nấm. Băm nhỏ nấm hương.
- Hành khô bóc vỏ rửa sạch, băm nhỏ.
- Chân giò rửa sạch, lọc bớt phần thịt bên trong, băm nhỏ.
- Trộn hành khô, nấm hương, hạt tiêu cùng với thịt. Nêm 1 thìa mắm, 2 thìa mì chính, 1 thìa bột nêm.
- Trộn đều rồi để khoảng 30 phút.
- Nhồi phần thịt băm vào trong phần chân giò. Dùng lá chuối gói lại.
- Dùng lạt hoặc dây buộc lại cho vào nồi luộc chín.
- Thời gian luộc khoảng 45 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Nên bảo quản tủ lạnh để thịt chân giò rắn lại.
- Cắt lát chân giò bó mỏng rồi xếp lên đĩa. Chân giò bó chấm với mắm tỏi ăn rất ngon!
Măng le hầm chân giòCây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất ba gian Tây Nguyên. Măng của cây le ăn tươi vốn rất ngon, khi ăn khô còn ngon hơn so với nhiều loại măng khác. Vì thế, chị em hãy thử làm mới thực đơn hàng ngày của gia đình với món canh măng le khô hầm chân giò này nhé!
Nguyên liệu:- Măng le khô Buôn Ma Thuột đóng gói (có bán tại các siêu thị): 100 gram
- Chân giò: 500 gram
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu xay
Thực hiện:Sơ chế măng le:
- Rửa sạch măng rồi ngâm trong nước ấm 20 phút. Xả sạch.
- Đun sôi nước với ít muối, cho măng le vào nấu trong khoảng 15 phút. Xả lại với nước lạnh nhiều lần, vắt ráo, xắt măng thành từng miếng vừa ăn.
Sơ chế chân giò:
- Chân giò chặt thành miếng vừa ăn, rửa sạch. Cũng đun sôi nước với tí muối, cho chân giò vào trụng sơ khoảng 5 phút. Vớt chân giò ra, đổ bỏ nước. Dùng một nồi lớn, cho nước lọc vào đun sôi, cho tiếp chân giò vào ninh thật lâu cho mềm.
- Khi chân giò mềm, cho măng le vào, đun sôi kỹ đến khi măng mềm.
- Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc canh măng le hầm chân giò ra tô, rắc tiêu xay, dùng nóng với cơm
Tổng hợp
Những món ăn ngon, ấm nóng từ
chân giò rất thích hợp chế nấu cho cả nhà vào cuối tuần.
Chân giò hầm hạt senMón chân giò hầm hạt sen này vừa ngon vừa bổ, nguyên liệu lại dễ tìm. Bạn đừng bỏ qua trong thực đơn nhé!
Nguyên liệu- 1 cái chân giò nguyên xương (dùng chân trước sẽ ngon hơn)
- Hạt sen
- Cà rốt, hành tây
- Nấm hương
- Hành, mùi tàu
Cách làm:Chân giò cạo thật sạch lông rồi ướp với hạt nêm, gia vị, hành khô băm nhỏ rồi cất vào tủ lạnh khoảng 2 giờ cho ngấm.
Hạt sen, nấm hương ngâm nở. Ninh nhỏ lửa để hạt sen chín bở mà vẫn ko bị nát, để riêng.
Đổ nước sâm sấp mặt thịt rồi ninh trong nồi áp suất sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp. Dùng đũa xăm thử xem thịt đã nhừ chưa, nếu thịt chưa nhừ thì lại đun tiếp đến khi thịt nhừ nục, có thể xiên đũa qua dễ dàng thì trút hạt sen, nấm hương vào đun cùng, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Hành tây bổ múi cau, cà rốt tỉa hoa xắt mỏng, hành mùi tàu thái nhỏ đợi chuẩn bị bắc thịt xuống thì trút vào nồi.
Món này giàu năng lượng, hợp với mùa đông và ăn cùng cơm hoặc bánh mì các mẹ nhé. Từng thớ thịt chín nục, mềm thơm, róc xương. Ăn cả bì lẫn mỡ đều không hề có cảm giác béo ngấy mà trái lại còn rất lôi cuốn hấp dẫn từ người già đến trẻ nhỏ.
Chân giò bóBạn đã bao giờ thử làm chân giò bó ăn chưa, ngon vô cùng nhé!
Nguyên liệu:- Chân giò: 1 cái khoảng 800 g đã được rút xương
- Nấm hương: 15 cái
- Hạt tiêu, hành khô, bột nêm, mì chính, nước mắm
- Lá chuối
Cách làm:- Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, cắt bỏ chân nấm. Băm nhỏ nấm hương.
- Hành khô bóc vỏ rửa sạch, băm nhỏ.
- Chân giò rửa sạch, lọc bớt phần thịt bên trong, băm nhỏ.
- Trộn hành khô, nấm hương, hạt tiêu cùng với thịt. Nêm 1 thìa mắm, 2 thìa mì chính, 1 thìa bột nêm.
- Trộn đều rồi để khoảng 30 phút.
- Nhồi phần thịt băm vào trong phần chân giò. Dùng lá chuối gói lại.
- Dùng lạt hoặc dây buộc lại cho vào nồi luộc chín.
- Thời gian luộc khoảng 45 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Nên bảo quản tủ lạnh để thịt chân giò rắn lại.
- Cắt lát chân giò bó mỏng rồi xếp lên đĩa. Chân giò bó chấm với mắm tỏi ăn rất ngon!
Măng le hầm chân giòCây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất ba gian Tây Nguyên. Măng của cây le ăn tươi vốn rất ngon, khi ăn khô còn ngon hơn so với nhiều loại măng khác. Vì thế, chị em hãy thử làm mới thực đơn hàng ngày của gia đình với món canh măng le khô hầm chân giò này nhé!
Nguyên liệu:- Măng le khô Buôn Ma Thuột đóng gói (có bán tại các siêu thị): 100 gram
- Chân giò: 500 gram
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu xay
Thực hiện:Sơ chế măng le:
- Rửa sạch măng rồi ngâm trong nước ấm 20 phút. Xả sạch.
- Đun sôi nước với ít muối, cho măng le vào nấu trong khoảng 15 phút. Xả lại với nước lạnh nhiều lần, vắt ráo, xắt măng thành từng miếng vừa ăn.
Sơ chế chân giò:
- Chân giò chặt thành miếng vừa ăn, rửa sạch. Cũng đun sôi nước với tí muối, cho chân giò vào trụng sơ khoảng 5 phút. Vớt chân giò ra, đổ bỏ nước. Dùng một nồi lớn, cho nước lọc vào đun sôi, cho tiếp chân giò vào ninh thật lâu cho mềm.
- Khi chân giò mềm, cho măng le vào, đun sôi kỹ đến khi măng mềm.
- Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc canh măng le hầm chân giò ra tô, rắc tiêu xay, dùng nóng với cơm
Tổng hợp