Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Tìm hiểu về Văn hóa Ẩm thực Nhật Bản qua clip này nha mọi người

Tìm hiểu về Văn hóa Ẩm thực Nhật Bản qua clip này nha mọi người

Chi tiết

Lịch sử của chiếc bánh Crepe


Với những ai đã từng thưởng thức qua món bánh Crepe chắc hẳn sẽ không thể quên được cái vị bánh thơm thơm, ngậy ngậy hòa quyện cùng với các loại nhân nào là kem, nào là xốt sô cô la, hạnh nhân… Được biết nhiều đến loại bánh này, nhưng chưa hẳn ai cũng biết được xuất xứ của nó.

Vậy mình cùng khởi động với câu chuyện cổ tích của bánh Crepe nào !


Bánh Crepe xuất xứ từ nước Pháp , một món ăn đặc sản của vùng Bretagne trong thời kỳ lúa mỳ khan hiếm và người nông dân làm crepe thay cho bánh mỳ. Khởi nguồn từ một loại điểm tâm của Pháp, thường chỉ được dùng với đường hoặc mật ong .Vỏ bánh chủ yếu làm từ bột mỳ, trứng, sữa, tráng trên một chảo phẳng. Vỏ bánh sau khi tráng mỏng cuốn cùng nhân ngọt, mặn rất khác nhau.

Thưởng thức bánh Crepe  với chút rượu táo ngon tuyệt từ vùng Bretagne, chỉ thoáng qua chút tê tê nơi đầu lưỡi, rồi ngay tức khắc tràn đầy cảm giác khoan khoái, ngọt ngào khắp khoang miệng như hương vị của những trái táo chín đỏ trong mùa bội thu. Đó là lý do vì sao khi đặt chân đến nước Pháp không thể bỏ qua việc thưởng thức món bánh Crepes.

Bánh Crêpe được gắn liền với các lễ hội khác nhau tại các nước khác nhau.

Tại Pháp vào ngày 2/2 hàng năm người ta tổ chức lễ hội bánh crepe ở khắp nơi. Đối với người dân thuộc xứ Bretagne, miền bắc nước Pháp và Anh Quốc xưa, gọi lễ hội này là lễ hội Imbolc (Lễ hội mùa đông) .Theo tiếng Latin người ta còn gọi là lễ hội Festa Candelarum. Với sự chứng giám của Thánh Brigid, những người nông dân sẽ cầm bó đuốc chạy vòng quanh các cánh đồng và cầu nguyện đức thánh thần phù hộ cho những vụ mùa sau. Người ta tạo những chiếc bánh Crepes thơm ngon và đầy màu sắc trong suốt lễ hội. Một số nơi họ tổ chức rông lớn và dành cho tất cả mọi người đến tham quan và ăn uống, nhảy múa.

Theo truyền thống cũng như lịch sử được biết đến từ thời La Mã. Lễ hội với mong muốn cũng như ý nghĩa vui vẻ, may mắn. chiếc bánh Crepe màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng.

Ngày nay, lễ hội này phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới, với cùng một ý nghĩa, tiễn biệt mùa đông lạnh giá, đón mùa xuân mới với sự phồn vinh và thịnh vượng.

Bánh crepes đến nay đã có hơn 500 năm tuổi và đã xuất hiện rộng khắp tại nhiều quốc gia trên thế giới từ Pháp, Ý, Ấn Độ và cả Nhật Bản như một món ăn chơi được ưa chuộng.Tại mỗi nơi, đầu bếp lại có cách chế biến và sáng tạo khác nhau để tạo thương hiệu bánh crepes đặc trưng của riêng mình.

Bảo sao ẩm thực Pháp nổi tiếng là tinh tế. Nhưng khi mà món ăn còn được con người biết đến, xã hội còn phát triển ,văn hóa, sự tìm tòi và khả năng sáng tạo đã khiến cho những món ăn không còn đơn thuần ở trạng thái nguyên bản nữa mà được thay đổi, cách tân cho phù hợp.

Món bánh này đúng là của Pháp nhưng từ khi đến với nước Nhật ,qua ban tay người Nhật đã nâng nó lên một bậc và mới trở  thành 1 món ăn phổ biến dành cho giới trẻ .Với cách lựa chọn và kết hợp các nguyên liệu một cách mới lạ, trẻ trung như kem, kem tươi, hoa quả tươi và xốt sô cô la…, Crepe đã được thổi một sức sống mới và được các bạn trẻ trên toàn nước Nhật yêu mến.

Sự sáng tạo của bánh Crepes Nhật quả thực rất quyến rũ. Hấp dẫn và ngon miệng. Nó đã kế thừa được tinh hoa ẩm thực Nhật Bản.

Món bánh Crepe nổi tiếng
Món bánh Crepe nổi tiếng

Crepe có sắc vàng nhẹ có cách chế biến nhanh gọn, chẳng mất nhiều thời gian, vỏ bánh nóng hổi, thơm lừng mùi bơ sữa.. Crêpe ngọt kẹp cùng dâu tây chua chua ngọt ngọt và kem Hokkaido mát lạnh quyến rũ vô cùng đủ làm vừa lòng những người hảo ngọt hay như dùng chung với jambon, thịt gà, phomai cũng ngon không kém.

Một cửa hàng bánh Crepes dễ dàng được nhận ra từ xa bởi mùi thơm ngọt ngào của bánh.

Đối với việc làm bánh Crepes, việc tráng bánh là rất khó, người học phải học và thực hành đến mấy tuần mới thuần thục và tráng được món bánh mỏng tan, giòn, và thơm ngọt theo đúng phong vị của người Nhật.

Nhân ngọt được kết hợp đa dạng với kem Gelato vị Matcha (trà xanh), Vanilla, Phúc bồn tử,...v..v.. cùng các loại trái cây tuyển chọn, các loại mứt, hạt dẻ, chocolate chips, sốt đậu đỏ,...đặc biệt là các loại bánh Phô Mai, Chocolate Brownies, …Nhân mặn được kết hợp theo phong cách Nhật Bản với gà sốt Teriyaki, cà ri Nhật cá ngừ, Tôm sốt mayonnaise …

Chỉ đơn giản thế là đủ làm nên những chiếc bánh crepe thơm ngon khiến chúng ta như được sống trong tuổi thơ của cậu bé Remy trong tác phẩm nổi tiếng "Không gia đình". 
  Sưu tầm từ nhiều nguồn


Với những ai đã từng thưởng thức qua món bánh Crepe chắc hẳn sẽ không thể quên được cái vị bánh thơm thơm, ngậy ngậy hòa quyện cùng với các loại nhân nào là kem, nào là xốt sô cô la, hạnh nhân… Được biết nhiều đến loại bánh này, nhưng chưa hẳn ai cũng biết được xuất xứ của nó.

Vậy mình cùng khởi động với câu chuyện cổ tích của bánh Crepe nào !


Bánh Crepe xuất xứ từ nước Pháp , một món ăn đặc sản của vùng Bretagne trong thời kỳ lúa mỳ khan hiếm và người nông dân làm crepe thay cho bánh mỳ. Khởi nguồn từ một loại điểm tâm của Pháp, thường chỉ được dùng với đường hoặc mật ong .Vỏ bánh chủ yếu làm từ bột mỳ, trứng, sữa, tráng trên một chảo phẳng. Vỏ bánh sau khi tráng mỏng cuốn cùng nhân ngọt, mặn rất khác nhau.

Thưởng thức bánh Crepe  với chút rượu táo ngon tuyệt từ vùng Bretagne, chỉ thoáng qua chút tê tê nơi đầu lưỡi, rồi ngay tức khắc tràn đầy cảm giác khoan khoái, ngọt ngào khắp khoang miệng như hương vị của những trái táo chín đỏ trong mùa bội thu. Đó là lý do vì sao khi đặt chân đến nước Pháp không thể bỏ qua việc thưởng thức món bánh Crepes.

Bánh Crêpe được gắn liền với các lễ hội khác nhau tại các nước khác nhau.

Tại Pháp vào ngày 2/2 hàng năm người ta tổ chức lễ hội bánh crepe ở khắp nơi. Đối với người dân thuộc xứ Bretagne, miền bắc nước Pháp và Anh Quốc xưa, gọi lễ hội này là lễ hội Imbolc (Lễ hội mùa đông) .Theo tiếng Latin người ta còn gọi là lễ hội Festa Candelarum. Với sự chứng giám của Thánh Brigid, những người nông dân sẽ cầm bó đuốc chạy vòng quanh các cánh đồng và cầu nguyện đức thánh thần phù hộ cho những vụ mùa sau. Người ta tạo những chiếc bánh Crepes thơm ngon và đầy màu sắc trong suốt lễ hội. Một số nơi họ tổ chức rông lớn và dành cho tất cả mọi người đến tham quan và ăn uống, nhảy múa.

Theo truyền thống cũng như lịch sử được biết đến từ thời La Mã. Lễ hội với mong muốn cũng như ý nghĩa vui vẻ, may mắn. chiếc bánh Crepe màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng.

Ngày nay, lễ hội này phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới, với cùng một ý nghĩa, tiễn biệt mùa đông lạnh giá, đón mùa xuân mới với sự phồn vinh và thịnh vượng.

Bánh crepes đến nay đã có hơn 500 năm tuổi và đã xuất hiện rộng khắp tại nhiều quốc gia trên thế giới từ Pháp, Ý, Ấn Độ và cả Nhật Bản như một món ăn chơi được ưa chuộng.Tại mỗi nơi, đầu bếp lại có cách chế biến và sáng tạo khác nhau để tạo thương hiệu bánh crepes đặc trưng của riêng mình.

Bảo sao ẩm thực Pháp nổi tiếng là tinh tế. Nhưng khi mà món ăn còn được con người biết đến, xã hội còn phát triển ,văn hóa, sự tìm tòi và khả năng sáng tạo đã khiến cho những món ăn không còn đơn thuần ở trạng thái nguyên bản nữa mà được thay đổi, cách tân cho phù hợp.

Món bánh này đúng là của Pháp nhưng từ khi đến với nước Nhật ,qua ban tay người Nhật đã nâng nó lên một bậc và mới trở  thành 1 món ăn phổ biến dành cho giới trẻ .Với cách lựa chọn và kết hợp các nguyên liệu một cách mới lạ, trẻ trung như kem, kem tươi, hoa quả tươi và xốt sô cô la…, Crepe đã được thổi một sức sống mới và được các bạn trẻ trên toàn nước Nhật yêu mến.

Sự sáng tạo của bánh Crepes Nhật quả thực rất quyến rũ. Hấp dẫn và ngon miệng. Nó đã kế thừa được tinh hoa ẩm thực Nhật Bản.

Món bánh Crepe nổi tiếng
Món bánh Crepe nổi tiếng

Crepe có sắc vàng nhẹ có cách chế biến nhanh gọn, chẳng mất nhiều thời gian, vỏ bánh nóng hổi, thơm lừng mùi bơ sữa.. Crêpe ngọt kẹp cùng dâu tây chua chua ngọt ngọt và kem Hokkaido mát lạnh quyến rũ vô cùng đủ làm vừa lòng những người hảo ngọt hay như dùng chung với jambon, thịt gà, phomai cũng ngon không kém.

Một cửa hàng bánh Crepes dễ dàng được nhận ra từ xa bởi mùi thơm ngọt ngào của bánh.

Đối với việc làm bánh Crepes, việc tráng bánh là rất khó, người học phải học và thực hành đến mấy tuần mới thuần thục và tráng được món bánh mỏng tan, giòn, và thơm ngọt theo đúng phong vị của người Nhật.

Nhân ngọt được kết hợp đa dạng với kem Gelato vị Matcha (trà xanh), Vanilla, Phúc bồn tử,...v..v.. cùng các loại trái cây tuyển chọn, các loại mứt, hạt dẻ, chocolate chips, sốt đậu đỏ,...đặc biệt là các loại bánh Phô Mai, Chocolate Brownies, …Nhân mặn được kết hợp theo phong cách Nhật Bản với gà sốt Teriyaki, cà ri Nhật cá ngừ, Tôm sốt mayonnaise …

Chỉ đơn giản thế là đủ làm nên những chiếc bánh crepe thơm ngon khiến chúng ta như được sống trong tuổi thơ của cậu bé Remy trong tác phẩm nổi tiếng "Không gia đình". 
  Sưu tầm từ nhiều nguồn

Chi tiết

GELATO & SORBET– ẨM THỰC TẦM CAO


Kem Gelato, nghĩa là “đông lạnh”, và Sorbet, nghĩa là “tuyết tươi”, là hai loại kem nổi tiếng của Ý, nhưng hiện nay đã trở thành dòng sản phẩm phát triển trên toàn thế giới. Đặc biệt, vẫn tuân thủ một qui  trình chế biến nghiêm ngặt, Gelato & Sorbet Nhật Bản đã thăng hoa một cách rất riêng, đậm nét văn hóa – xã hội của nước này.

 Nước Nhật cuối những năm 1970 đánh dấu mốc chuyển từ giai đoạn bùng nổ dân số sang giai đoạn dân số già hóa. Chính vì vậy, vị kem cũng thay đổi, đậm đà mà vẫn đảm bảo sức khỏe sao cho phù hợp với thực khách lớn tuổi. Những thực phẩm truyền thống như trà xanh, đậu đỏ, mè đen, quyt Nhật v.v… trở thành những vị kem Gelato & Sorbet đặc trưng của người Nhật.

Sorbet – cha đẻ của Gelato

Sorbet chính là tiền thân của Gelato. Cách chế biến từ ngàn xưa thể hiện rõ qua tên của Sorbet, theo tiếng Ả Rập nghĩa là “tuyết tươi”. Ngay cả trong Kinh thánh cũng có nhắc đến món ăn độc đáo này. Đoạn khi Isaac mời cha mình là Thánh Abraham một ly sữa dê trộn tuyết và nói rằng “Cha hãy vừa ăn vừa uống: mặt trời đang như thiêu đốt thế kia, món này sẽ khiến cha sảng khoái” (Eat and drink: the sun is burning, so it can cool.”)

Thành phần chính của Sorbet không khác gì mấy Gelato, chủ yếu là trái cây, đường và nước. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là Sorbet không có sữa nên hoàn toàn không có chất béo. Để tiện phân biệt, Gelato và Sorbet được ví von như món sinh tố và nước trái cây.

Có nhiều cách thực hiện và đều đơn giản hơn nhiều so với kem Gelato. Thông dụng nhất là bỏ trái cây, đường và nước vào máy xay sinh tố xay đến khi nhuyễn ,mịn. Sau đó, cho hỗn hợp vào tủ làm lạnh, cứ sau một giờ lấy ra trộn đều và làm khoảng 4 lần. Kem Sorbet khi ăn có cảm giác như đang ngậm các hạt tuyết mịn li ti, mát lạnh và tan ngọt ngào trong miệng.

Điều gì khiến Gelato trở nên hảo hạng?

Không phải nơi nào có treo biển bán kem Gelato cũng là kem Gelalo đích thực.

Kem Gelato đích thực phải làm từ
trái cây, đường, nước và sữa, hoàn toàn không có phẩm màu, hương nhân tạo, chất phụ gia hay chất bảo quản nên màu sắc và mùi vị kem Gelato phản ánh đúng bản chất của tên loại kem.

Ví dụ, kem xoàit  thì chắc chắn đó chính là hươngvị xoài, không thể nhầm lẫn với vị nào khác, thậm chí cả hương vị của bơ sữa – thành phần trong Gelato- và không phải lúc nào vị xoài cũng giống nhau do xoài thay đổi tùy theo mùa.

Đó cũng chính là đặc trưng của kem Gelato: màu không quá sặc sỡ và mùi vị của trái cây không phải lúc nào cũng giống nhau.

Hàm lượng chất béo trong kem Gelato lại ít hơn nhiều so với kem thông thường, chỉ chiếm 4-5%, trong khi các loại kem khác chiếm 16-18%. Vì vậy, thực khách không lo tăng cân khi ăn nhiều kem Gelato.

Một điều đặc biệt khác ở kem Gelato là độ mềm mịn trong từng thớ kem. Để chế biến thành công kem Gelato đích thực, người làm phải tính toán kỹ lưỡng trong việc cân bằng lượng nước và đường, hoàn toàn không sử dụng chất làm cân bằng nhân tạo nhằm ngăn tình trạng kem đông đá mà vẫn giữ được độ mềm mịn của kem. Chỉ cần quá lượng cần thiết sẽ làm kem đông đá hoặc dễ tan chảy. Bỏ vào miệng một viên kem Gelato có lẫn đá có nghĩa đó là kem Gelato không đạt.

Kem Gelato luôn là kem còn rất tươi và ăn ngon hơn khi tan trong miệng do đường dùng trong kem là loại đường gốc thủy phân từ đường mật ong. Đây là loại đường làm chậm hiện tượng kết tinh và giúp giữ độ ẩm lâu. Kem Gelato chỉ bảo quản được tối đa 10 ngày với nhiệt độ từ -12 độ C đến -15 độ C , trong khi kem thông thường phải giữ ở -23 độ C nên có thể bảo quản được trong suốt một năm.

Thú vị hơn, kem Gelato có thể tích nặng gấp 3 – 4 lần kem thông thường. Nguyên nhân là máy đánh kem Gelato quay rất chậm nhằm hạn chế bong bóng khí trong kem. Kem Gelato chỉ chứa 25 – 30% khí, trong khi kem thông thường chứa 50%. Nhà sản xuất thêm bong bóng khí vào để nhân đôi số lượng lên, cho nên chất lượng cũng bị giảm đi một nửa. Điều đó cũng có nghĩa giá trị của kem Gelato mang lại cho thực khách nhiều hơn các loại kem khác.

Một lưu y cho thực khách, kem Gelato nên thưởng thức chỉ với một viên kem trơn, không trộn thêm hạt dẻ, nho khô hay kẹo, v..v. sẽ làm át đi hương vị thật vốn có của Gelato.

Gelato và Sorbet là dòng kem “chân thực” trong cả chất và lượng. Đây chính là điều khiến Gelato và Sorbet hoàn toàn phù hợp với văn hóa ẩm thực Nhật Bản , thơm ngon, đẹp mắt và bổ dưỡng.

Tuy tại Việt Nam Gelato và Sorbet chưa thịnh vượng như các nơi khác, nhưng trình độ thưởng thức ẩm thực Nhật Bản của người Việt ngày càng phát triển theo chiều sâu, đề cao an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Gelato và Sorbet chắc chắn sẽ trở thành trào lưu sâu rộng trong nay mai!

Kem Gelato, nghĩa là “đông lạnh”, và Sorbet, nghĩa là “tuyết tươi”, là hai loại kem nổi tiếng của Ý, nhưng hiện nay đã trở thành dòng sản phẩm phát triển trên toàn thế giới. Đặc biệt, vẫn tuân thủ một qui  trình chế biến nghiêm ngặt, Gelato & Sorbet Nhật Bản đã thăng hoa một cách rất riêng, đậm nét văn hóa – xã hội của nước này.

 Nước Nhật cuối những năm 1970 đánh dấu mốc chuyển từ giai đoạn bùng nổ dân số sang giai đoạn dân số già hóa. Chính vì vậy, vị kem cũng thay đổi, đậm đà mà vẫn đảm bảo sức khỏe sao cho phù hợp với thực khách lớn tuổi. Những thực phẩm truyền thống như trà xanh, đậu đỏ, mè đen, quyt Nhật v.v… trở thành những vị kem Gelato & Sorbet đặc trưng của người Nhật.

Sorbet – cha đẻ của Gelato

Sorbet chính là tiền thân của Gelato. Cách chế biến từ ngàn xưa thể hiện rõ qua tên của Sorbet, theo tiếng Ả Rập nghĩa là “tuyết tươi”. Ngay cả trong Kinh thánh cũng có nhắc đến món ăn độc đáo này. Đoạn khi Isaac mời cha mình là Thánh Abraham một ly sữa dê trộn tuyết và nói rằng “Cha hãy vừa ăn vừa uống: mặt trời đang như thiêu đốt thế kia, món này sẽ khiến cha sảng khoái” (Eat and drink: the sun is burning, so it can cool.”)

Thành phần chính của Sorbet không khác gì mấy Gelato, chủ yếu là trái cây, đường và nước. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là Sorbet không có sữa nên hoàn toàn không có chất béo. Để tiện phân biệt, Gelato và Sorbet được ví von như món sinh tố và nước trái cây.

Có nhiều cách thực hiện và đều đơn giản hơn nhiều so với kem Gelato. Thông dụng nhất là bỏ trái cây, đường và nước vào máy xay sinh tố xay đến khi nhuyễn ,mịn. Sau đó, cho hỗn hợp vào tủ làm lạnh, cứ sau một giờ lấy ra trộn đều và làm khoảng 4 lần. Kem Sorbet khi ăn có cảm giác như đang ngậm các hạt tuyết mịn li ti, mát lạnh và tan ngọt ngào trong miệng.

Điều gì khiến Gelato trở nên hảo hạng?

Không phải nơi nào có treo biển bán kem Gelato cũng là kem Gelalo đích thực.

Kem Gelato đích thực phải làm từ
trái cây, đường, nước và sữa, hoàn toàn không có phẩm màu, hương nhân tạo, chất phụ gia hay chất bảo quản nên màu sắc và mùi vị kem Gelato phản ánh đúng bản chất của tên loại kem.

Ví dụ, kem xoàit  thì chắc chắn đó chính là hươngvị xoài, không thể nhầm lẫn với vị nào khác, thậm chí cả hương vị của bơ sữa – thành phần trong Gelato- và không phải lúc nào vị xoài cũng giống nhau do xoài thay đổi tùy theo mùa.

Đó cũng chính là đặc trưng của kem Gelato: màu không quá sặc sỡ và mùi vị của trái cây không phải lúc nào cũng giống nhau.

Hàm lượng chất béo trong kem Gelato lại ít hơn nhiều so với kem thông thường, chỉ chiếm 4-5%, trong khi các loại kem khác chiếm 16-18%. Vì vậy, thực khách không lo tăng cân khi ăn nhiều kem Gelato.

Một điều đặc biệt khác ở kem Gelato là độ mềm mịn trong từng thớ kem. Để chế biến thành công kem Gelato đích thực, người làm phải tính toán kỹ lưỡng trong việc cân bằng lượng nước và đường, hoàn toàn không sử dụng chất làm cân bằng nhân tạo nhằm ngăn tình trạng kem đông đá mà vẫn giữ được độ mềm mịn của kem. Chỉ cần quá lượng cần thiết sẽ làm kem đông đá hoặc dễ tan chảy. Bỏ vào miệng một viên kem Gelato có lẫn đá có nghĩa đó là kem Gelato không đạt.

Kem Gelato luôn là kem còn rất tươi và ăn ngon hơn khi tan trong miệng do đường dùng trong kem là loại đường gốc thủy phân từ đường mật ong. Đây là loại đường làm chậm hiện tượng kết tinh và giúp giữ độ ẩm lâu. Kem Gelato chỉ bảo quản được tối đa 10 ngày với nhiệt độ từ -12 độ C đến -15 độ C , trong khi kem thông thường phải giữ ở -23 độ C nên có thể bảo quản được trong suốt một năm.

Thú vị hơn, kem Gelato có thể tích nặng gấp 3 – 4 lần kem thông thường. Nguyên nhân là máy đánh kem Gelato quay rất chậm nhằm hạn chế bong bóng khí trong kem. Kem Gelato chỉ chứa 25 – 30% khí, trong khi kem thông thường chứa 50%. Nhà sản xuất thêm bong bóng khí vào để nhân đôi số lượng lên, cho nên chất lượng cũng bị giảm đi một nửa. Điều đó cũng có nghĩa giá trị của kem Gelato mang lại cho thực khách nhiều hơn các loại kem khác.

Một lưu y cho thực khách, kem Gelato nên thưởng thức chỉ với một viên kem trơn, không trộn thêm hạt dẻ, nho khô hay kẹo, v..v. sẽ làm át đi hương vị thật vốn có của Gelato.

Gelato và Sorbet là dòng kem “chân thực” trong cả chất và lượng. Đây chính là điều khiến Gelato và Sorbet hoàn toàn phù hợp với văn hóa ẩm thực Nhật Bản , thơm ngon, đẹp mắt và bổ dưỡng.

Tuy tại Việt Nam Gelato và Sorbet chưa thịnh vượng như các nơi khác, nhưng trình độ thưởng thức ẩm thực Nhật Bản của người Việt ngày càng phát triển theo chiều sâu, đề cao an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Gelato và Sorbet chắc chắn sẽ trở thành trào lưu sâu rộng trong nay mai!
Chi tiết

Chocolate và ngày lễ tình nhân ở Nhật


Mỗi năm gần đến khoảng thời gian này, các bạn nữ ở Việt Nam thường nôn nao chờ đợi đến 2 ngày đặc biệt trong năm là dịp lễ Valentine và ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Vào những ngày này, người ta thường bắt gặp các bạn nam ở các tiệm bán chocolate, shop lưu niệm, cửa hàng hoa, v..v..
 Trong khi đó, khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3 ở Nhật lại chú trọng 2 ngày đặc biệt là ngày Valentine 14/02 và White day 14/03 ( Valentine trắng). Người Nhật hầu như không quan tâm đến ngày 08/03 dù đây là ngày quốc tế phụ nữ..

Không giống như ở Việt Nam, ngày Valentine ở Nhật là một ngày đặc biệt đối với các đấng mày râu. Vào ngày này người có nhiệm vụ tặng quà là phái yếu. Có vẻ nam giới Nhật quá may mắn vì trong ngày đó chỉ có nữ giới là người tặng quà mà thôi, mà chỉ một món quà duy nhất: chocolate!!!
Chocolate trà xanh được ưa chuộng tại Nhật Bản

Trước ngày 14/2 hàng năm, các tiệm chocolate ở Nhật tấp nập khách hàng nữ, không có bóng dáng nam giới nào mua chocolate cả. Ở Nhật cứ 100 người thì chắc đến 99.9 người là thích ăn chocolate, cho nên quà tặng là món này cũng chẳng có gì là lạ. Chocolate được bày bán ở khắp nơi, bạn có thể bắt gặp chocolate có mặt ở chợ, siêu thị đến các trung tâm mua sắm, thương mại lớn. Vào ngày này, chocolate thường có nhiều mùi vị hơn với nhiều mẫu mã đẹp mắt. 5 vị phổ biến và được ưa chuộng là: dâu (ストロベリー), trà xanh (抹茶), mocha (モカ), chocolate đen (チョコ), chocolate trắng (ホワイト). 
Nhưng nam giới Nhật sẽ càng hạnh phúc hơn khi nhận được món quà chocolate home-made do chính tay các bạn nữ làm. Trong các truyện tranh và anime Nhật Bản, các bạn sẽ thường thấy các cô gái Nhật tự tay làm các viên chocolate mà đúng không.. :]). Nhưng cũng phải cẩn thận nha các bạn, vì chocolate trong ngày này có đến 2 loại là: Giri-choco (義理チョコ)và Honmei-choko (本命チョコ).
"Giri-choko" nghĩa là "chocolate lịch sự". Vào ngày này không chỉ là chồng hay người yêu của cô gái đó được nhận quà mà ngay cả những người con trai trong gia đình (bố, anh em trai…) hoặc cho cả những người như cấp trên, đồng nghiệp, bạn trai bình thường để tỏ lòng biết ơn hay sự quí trọng. Giri-choko thường được dùng làm quà trong trường hợp này.
Còn chocolate dành cho "ý trung nhân" thì đó chính là “Honmei-choko”. Và tất nhiên người được tặng chocolate với ý nghĩa này thì chỉ có một thôi. Vì vậy chocolate loại này thường được các bạn nữ tự làm hoặc mua ở các shop chocolate danh tiếng.Thật may mắn cho bạn nam nào được nhận honmei-choko!
Có thể so sánh ngày này với ngày 8/3 ở Việt Nam nhưng người tặng và người được tặng đổi vị trí cho nhau. Vào thời kỳ đầu, khi con gái chưa được tự do bày tỏ tình cảm như bây giờ thì ngày này còn được coi là ngày duy nhất mà con gái có thể tỏ tình.
Vì vậy, hôm đó chỉ cần xem bạn nam nào khệ nệ mang về nhiều chocolate nhất thì đó chính là "hot boy" của trường!

Thế còn ngày Valentine trắng thì sao nhỉ?? Nói đến Valentine ở Nhật thì không thể không nhắc đến Valentine trắng!

White Day diễn ra vào đúng một tháng sau ngày Valentine, tức là 14/3, còn được gọi là ngày "đáp lễ".  Vào ngày này, con trai có nhiệm vụ tặng quà cho những cô gái đã tặng chocolate cho họ vào Lễ Tình Yêu hay những cô gái mà họ yêu thích.

Vào ngày này, các món như bánh quy, kẹo, và chocolate trắng thường thông dụng hơn là chocolate thường. Nếu bạn nhận bánh quy thì có nghĩa là "Anh Yêu Em", kẹo là "Anh Mến Em", còn chocolate trắng nghĩa là "Anh Muốn Làm Bạn với Em". Mặc dù Valentine trắng không phổ biến bằng Ngày lễ tình yêu truyền thống (14/2) song trong ngày này rất nhiều người vẫn tặng quà cho một nửa của mình.
Vì chocolate là món quà được tặng nhiều nhất trong các dịp lễ, những ngày festival ở Nhật  nên các khu mua sắm và siêu thị thường dự trữ chocolate với số lượng lớn để thu hút khách hàng. Người ta ước lượng ở Nhật, số chocolate bán được trong ngày lễ Valentine chiếm hơn một nửa tổng số chocolate được bán trong vòng một năm.
Lễ Valentine bắt nguồn từ phương Tây và bắt đầu du nhập vào Nhật Bản từ thập niên 1930. Nhưng đến cuối thập niên 1950, Lễ Tình Yêu mới bắt đầu phổ biến, và dĩ nhiên được đổi mới chút xíu cho phù hợp với người Nhật.
Chocolate tươi hay còn gọi là Nama Chocolate

Phong trào tặng quà ngày Valentine ở Nhật có từ năm 1958 do ông Kunio Hara nghĩ ra. Lúc này ông Hara mới 19 tuổi và làm thêm ngoài giờ ở công ty bán chocolate của bố. Ý tưởng bán chocolate valentine không được bố ủng hộ, Hara tự ra bán chocolate ở trước của siêu thị Isetan. Năm 1958 ông chỉ bán được 3 cái nhưng chỉ trong năm sau bằng cách tạo những chiếc bánh chocolate có hình dạng khác nhau và ghi những dòng chữ tỏ tình lên chiếc bánh, ông đã bán được một số lượng tương đối lớn. Hiện nay ông Hara đang là giám đốc công ty Mary Chocolate.

Ngày Valentine và Whiteday ở Nhật có nhiều điều thật thú vị và có nét riêng của nó. Sau khi đọc bài này xong, hi vọng các bạn nam sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm khi nhận được một món quà từ một cô gái Nhật Bản nào, và các bạn nữ cũng đừng tròn xoe mắt nếu như có một chàng trai Nhật Bản tặng quà cho mình vào ngày 14 tháng 3 nha!

                                                                                              Sưu tầm từ nhiều nguồn







Mỗi năm gần đến khoảng thời gian này, các bạn nữ ở Việt Nam thường nôn nao chờ đợi đến 2 ngày đặc biệt trong năm là dịp lễ Valentine và ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Vào những ngày này, người ta thường bắt gặp các bạn nam ở các tiệm bán chocolate, shop lưu niệm, cửa hàng hoa, v..v..
 Trong khi đó, khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3 ở Nhật lại chú trọng 2 ngày đặc biệt là ngày Valentine 14/02 và White day 14/03 ( Valentine trắng). Người Nhật hầu như không quan tâm đến ngày 08/03 dù đây là ngày quốc tế phụ nữ..

Không giống như ở Việt Nam, ngày Valentine ở Nhật là một ngày đặc biệt đối với các đấng mày râu. Vào ngày này người có nhiệm vụ tặng quà là phái yếu. Có vẻ nam giới Nhật quá may mắn vì trong ngày đó chỉ có nữ giới là người tặng quà mà thôi, mà chỉ một món quà duy nhất: chocolate!!!
Chocolate trà xanh được ưa chuộng tại Nhật Bản

Trước ngày 14/2 hàng năm, các tiệm chocolate ở Nhật tấp nập khách hàng nữ, không có bóng dáng nam giới nào mua chocolate cả. Ở Nhật cứ 100 người thì chắc đến 99.9 người là thích ăn chocolate, cho nên quà tặng là món này cũng chẳng có gì là lạ. Chocolate được bày bán ở khắp nơi, bạn có thể bắt gặp chocolate có mặt ở chợ, siêu thị đến các trung tâm mua sắm, thương mại lớn. Vào ngày này, chocolate thường có nhiều mùi vị hơn với nhiều mẫu mã đẹp mắt. 5 vị phổ biến và được ưa chuộng là: dâu (ストロベリー), trà xanh (抹茶), mocha (モカ), chocolate đen (チョコ), chocolate trắng (ホワイト). 
Nhưng nam giới Nhật sẽ càng hạnh phúc hơn khi nhận được món quà chocolate home-made do chính tay các bạn nữ làm. Trong các truyện tranh và anime Nhật Bản, các bạn sẽ thường thấy các cô gái Nhật tự tay làm các viên chocolate mà đúng không.. :]). Nhưng cũng phải cẩn thận nha các bạn, vì chocolate trong ngày này có đến 2 loại là: Giri-choco (義理チョコ)và Honmei-choko (本命チョコ).
"Giri-choko" nghĩa là "chocolate lịch sự". Vào ngày này không chỉ là chồng hay người yêu của cô gái đó được nhận quà mà ngay cả những người con trai trong gia đình (bố, anh em trai…) hoặc cho cả những người như cấp trên, đồng nghiệp, bạn trai bình thường để tỏ lòng biết ơn hay sự quí trọng. Giri-choko thường được dùng làm quà trong trường hợp này.
Còn chocolate dành cho "ý trung nhân" thì đó chính là “Honmei-choko”. Và tất nhiên người được tặng chocolate với ý nghĩa này thì chỉ có một thôi. Vì vậy chocolate loại này thường được các bạn nữ tự làm hoặc mua ở các shop chocolate danh tiếng.Thật may mắn cho bạn nam nào được nhận honmei-choko!
Có thể so sánh ngày này với ngày 8/3 ở Việt Nam nhưng người tặng và người được tặng đổi vị trí cho nhau. Vào thời kỳ đầu, khi con gái chưa được tự do bày tỏ tình cảm như bây giờ thì ngày này còn được coi là ngày duy nhất mà con gái có thể tỏ tình.
Vì vậy, hôm đó chỉ cần xem bạn nam nào khệ nệ mang về nhiều chocolate nhất thì đó chính là "hot boy" của trường!

Thế còn ngày Valentine trắng thì sao nhỉ?? Nói đến Valentine ở Nhật thì không thể không nhắc đến Valentine trắng!

White Day diễn ra vào đúng một tháng sau ngày Valentine, tức là 14/3, còn được gọi là ngày "đáp lễ".  Vào ngày này, con trai có nhiệm vụ tặng quà cho những cô gái đã tặng chocolate cho họ vào Lễ Tình Yêu hay những cô gái mà họ yêu thích.

Vào ngày này, các món như bánh quy, kẹo, và chocolate trắng thường thông dụng hơn là chocolate thường. Nếu bạn nhận bánh quy thì có nghĩa là "Anh Yêu Em", kẹo là "Anh Mến Em", còn chocolate trắng nghĩa là "Anh Muốn Làm Bạn với Em". Mặc dù Valentine trắng không phổ biến bằng Ngày lễ tình yêu truyền thống (14/2) song trong ngày này rất nhiều người vẫn tặng quà cho một nửa của mình.
Vì chocolate là món quà được tặng nhiều nhất trong các dịp lễ, những ngày festival ở Nhật  nên các khu mua sắm và siêu thị thường dự trữ chocolate với số lượng lớn để thu hút khách hàng. Người ta ước lượng ở Nhật, số chocolate bán được trong ngày lễ Valentine chiếm hơn một nửa tổng số chocolate được bán trong vòng một năm.
Lễ Valentine bắt nguồn từ phương Tây và bắt đầu du nhập vào Nhật Bản từ thập niên 1930. Nhưng đến cuối thập niên 1950, Lễ Tình Yêu mới bắt đầu phổ biến, và dĩ nhiên được đổi mới chút xíu cho phù hợp với người Nhật.
Chocolate tươi hay còn gọi là Nama Chocolate

Phong trào tặng quà ngày Valentine ở Nhật có từ năm 1958 do ông Kunio Hara nghĩ ra. Lúc này ông Hara mới 19 tuổi và làm thêm ngoài giờ ở công ty bán chocolate của bố. Ý tưởng bán chocolate valentine không được bố ủng hộ, Hara tự ra bán chocolate ở trước của siêu thị Isetan. Năm 1958 ông chỉ bán được 3 cái nhưng chỉ trong năm sau bằng cách tạo những chiếc bánh chocolate có hình dạng khác nhau và ghi những dòng chữ tỏ tình lên chiếc bánh, ông đã bán được một số lượng tương đối lớn. Hiện nay ông Hara đang là giám đốc công ty Mary Chocolate.

Ngày Valentine và Whiteday ở Nhật có nhiều điều thật thú vị và có nét riêng của nó. Sau khi đọc bài này xong, hi vọng các bạn nam sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm khi nhận được một món quà từ một cô gái Nhật Bản nào, và các bạn nữ cũng đừng tròn xoe mắt nếu như có một chàng trai Nhật Bản tặng quà cho mình vào ngày 14 tháng 3 nha!

                                                                                              Sưu tầm từ nhiều nguồn






Chi tiết